Thông số kỹ thuật
Hãng sản xuất : HUROM
Xuất xứ: Hàn Quốc
Bảo hành: 12 tháng
Trọng lượng: 8 kg
Kích thước: 160x218x405mm
Công suất:150W
Điện áp sử dụng: 220V
Chất liệu lưỡi dao : Hợp kim thép không gỉ
Chất liệu vỏ: Nhựa ABS cao cấp
Khóa an toàn: Chốt an toàn
Máy ép chậm: Đây là loại máy ép theo công nghệ ép chậm mới có những năm gần đây. Tách nước ép bằng cách nghiền và ép trái cây với tốc độ chậm theo hình xoắn ốc. Bởi vì chúng ít sản sinh ra nhiệt, không tạo lực ly tâm, chúng giữ được nhiều chất dinh dưỡng của nguyên liệu, cho nước ép tươi nguyên vẹn hơn
Đương nhiên đây là chức năng chính và quan trọng nhất rồi. Máy ép chậm Hurom có một điểm mạnh là ép được các loại nguyên liệu: từ hoa quả, đến củ cứng, đến rau lá xanh, đến các loại rau gia vị và thậm chí ép được cả cỏ. Loại nào ép cũng được, nên rất tiện cho sử dụng gia đình. Tuy nhiên cũng vì đa năng nên riêng ép rau thì Hurom ko phải là máy chuyên dụng.
Các máy Hurom của mình đều sử dụng 99.9% là để ép. Ngoài ra nó các dòng máy ép chậm đều có thiết kế thêm các phụ kiện này nọ đi kèm để làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, và cũng tăng sự tiện lợi cho người dùng.
Sử dụng lưới lọc thô (coarse strainer) đi kèm máy là các bạn có thể làm một số loại sinh tố khá ok, chủ yếu ép thô được các loại hoa quả mềm làm sinh tố. Tuy nhiên với sinh tố mình bao giờ cũng thích dùng máy xay sinh tố (Omniblend) chứ ko dùng Hurom. Ví dụ như mình xay sinh tố có nhiều thành phần, xay cả rau xanh, cả hoa quả, cả các loại hạt làm booster như chia, hạt lanh, các loại nuts, seeds… thế nên Hurom ko đáp ứng được.
Với các dòng máy Hurom thế hệ thứ 3 trở đi, từ đời Hurom HAA năm 2016, có thể lắp thêm phụ kiện làm kem. Kem ở đây dĩ nhiên không phải kem icecream kiểu béo ngậy đúng kiểu ‘kem’ đâu. Mà là dạng ‘sorbet’. Tức là hoa quả đông lạnh xong cho vào máy ép dùng lưới làm kem để cho ra một dạng kem hoa quả nhuyễn ý.
Các loại hoa quả làm kem dạng này có thể là: bơ, chuối, xoài, đào, kiwi v.v.. tùy sáng tạo của các bạn.
Làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Các dòng máy ép chậm Hurom thường đi kèm 2 loại lưới lọc: Fine strainer (lưới lọc tinh, các lỗ rất nhỏ) và Coarse strainer (lưới lọc thô, lỗ to hơn).
Phần lớn thời gian khi ép, như mình là 99% mình dùng lưới lọc tinh.
Lưới lọc thô chỉ nên dùng đối với các loại hoa quả mềm như kiwi, dâu tây hay nho. Lưới lọc thô cho nước ép nhiều bã hơn và có thể làm sinh tố (cũng chỉ dùng với các loại hoa quả mềm là chính). Không nên dùng lưới lọc thô để ép các loại củ cứng như cà rốt, củ dền…
Máy ép Hurom cũng như các dòng máy ép chậm trục đứng gia dụng đều có thể ép tốt các loại quả, các loại rau xanh lá (thì cần cắt ngang thớ xơ và ép luân phiên xen kẽ với các loại quả để đẩy bã ra tránh tắc). Một số loại herbs , rau gia vị cũng ép được. Thậm chí ép được cả cỏ lúa mỳ (cần viên tròn lại nhét vào máy, cũng nên ép luân phiên với củ, nếu chỉ ép cỏ không thì khá dễ tắc (leafy, grass, herbs?).
Ngoài ra Hurom cũng ép được các loại hạt để thành chức năng làm sữa hạt, như minh họa phía trên.
Mía: tuyệt đối không ép mía
Các loại hột: phải bỏ hết các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.
Các loại quả có hột mà ép được cả hột: nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu… (các loại quả hột nhỏ và không quá cứng). Tuy nhiên khi ép các loại có hột này vẫn phải luôn đi kèm theo sau là ép các loại táo hoặc củ quả cứng để đẩy bã ra cùng chứ không ép liên tục các loại quả có hột này được, đề phòng tắc máy.
Chanh leo: lưu ý chanh leo có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên với mỗi ruột của 1,2 quả chanh leo phải được ép theo sau bởi các loại nguyên liệu khác để cuốn bã hạt chanh leo theo cùng. Nếu chỉ ép nguyên xi toàn chanh leo thì bạn sẽ phải khóc đấy! Máy nó sẽ tắc cứng vì hạt chanh leo như những hạt cát nhỏ ứ trong máy thì cố lắm mới tháo được ra và máy sẽ bị xước kha khá. Vì vậy không ép liên tục hạt chanh leo.
Tuyệt đối không ép các loại hột của chanh, bưởi, cam, quýt nếu không muốn juice bị đắng ngắt.
Các loại vỏ ép được: hầu hết vỏ của các loại củ có thể ép được mà không phải bỏ đi. Vỏ táo, lê, cà rốt, dưa chuột, củ dền, ổi, khoai lang, bầu, ớt chuông…đặc biệt là nguyên liệu hữu cơ thì nên giữ phần vỏ rất nhiều dinh dưỡng.
Các loại vỏ phải bỏ đi: bỏ các loại vỏ citrus như bưởi, cam, quýt (riêng vỏ chanh thì ép được vì rất thơm nhưng cũng có khả năng juice bị đắng nếu không uống ngay), các loại vỏ sần cứng như vỏ dứa, dưa hấu, bí đỏ (thực ra ép uống được nhưng cá nhân mình thấy rất xót máy vì nó cứng quá lao lực cho máy lắm), vỏ chanh leo, các loại vỏ quá dai như củ đậu, bí xanh, dưa lê, dưa lưới, cóc…
Tháo máy (ngược với khâu lắp máy như trên).
Rửa dưới vòi nước. Dùng cọ chổi đi kèm. Chú ý các góc khuất như juice cap (phần trên của đầu ra juice), vòng khía tròn ở đáy bowl máy.
Giữa các công thức ép khác nhau trong cùng một lần ép, chỉ cần tráng máy nhanh (quick rinse), bằng cách đổ nước vào họng máy trong lúc chạy máy, sau đó xả nước ra để tráng máy.
1,2 tuần thì rửa máy kĩ hơn một lần (deep rinse): bao gồm tháo gioăng cao su lưới quét ra (thường là 3 nhánh cao su), tháo miếng cao su chặn đầu ra juice, cọ rửa xà phòng kỹ các bộ phận ở bowl máy. Cọ kỹ phần lưới lọc với nước giấm vì lưới lọc dùng lâu rất dễ bị bám màu
Giao hàng trong 24h
Với đơn hàng trên 500.000 đBảo đảm chất lượng
Sản phẩm bảo đảm chất lượng.Hỗ trợ 24/7
Hotline: 0961 19 63 19Sản phẩm chính hãng
Sản phẩm nhập khẩu chính hãng